Nhân kỷ niệm 58 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2019). Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh Quảng Nam có Thư kêu gọi các Cơ quan, Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. Đến ngày 13/6/2019 có các đơn vị sau đây ủng hộ: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam 1.000.000; UBND quận Hải Châu TP Đà Nẵng 1.000.000; UBND quận  Sơn Trà TP Đà Nẵng 5.000.000; Công ty TNHH MTV Sodo Vinaco 5.000.000; UBND quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 5.000.000; Công ty CCI 20.000.000; Trường mầm non Ngân Hà 2.000.000; Công ty TNHH Gas Petrolimex  30.000.000; Phòng LĐTBXH Thị Xã Điện Bàn 500.000; Thị ủy thị xã Điện Bàn 500.000; Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Điện Bàn 300.000; V/c Chú Phan Văn Tiếp 500.000; Bưu điện tỉnh Quảng Nam 5000.000; UBMTTQVN Tỉnh Quảng Nam 18.000.000; Hội Khuyến Học tỉnh Quảng Nam 9000.000; Đoàn Phật tử Tu tại Tâm linh chính Đạo Quận Hà Đông, TP Hà Nội 10.000.000 và 60 xuất quà (mỗi xuất 600.000 đồng), Cty CP giao thông Công Chính 500.000; Cty TNHH Hồ Bơi Điện Dương 200.000; Qũy Tín dụng nhân dân Điện Dương 300.000; Doanh Nghiệp Công Ý 200.000; Cty TNHH Bất động sản An Vinh 5.000.000; Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam 500.000; HTX Công Nghiệp, tiểu thu Công nghiệp Đại Hiệp 200.000; Cty CP Kỷ nghệ khoáng sản Quảng Nam 3.000.000; Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam 1.000.000; Doanh nghiệp Thanh Châu 200.000; Liên Đoàn lao động tỉnh Quảng Nam 5.000.000, Công ty quản lý và xây dựng Qnam, Đà Nẵng  3.000.000. Công ty Pisico Quảng Nam 5.000.000 .Viễn Thông quảng Nam 5.000.000. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam 1.000.000. Cục hải quan tỉnh Quảng Nam 500.000. Hạt kiểm lâm Đông Tây Giang 200.000. Ngân hàng chính sách tỉnh Quảng Nam 3.000.000. Công an tỉnh Quảng Nam 2.000.000. Phòng LĐTB và XH TP Tam Kỳ 10.000.000. Ngân hàng Agribank Quảng Nam 5.000.000. Hội Phụ nữ tỉnh 1.000.000. Chi nhánh xăng dầu Quảng Nam 5.000.000. Doanh nghiệp Thanh Châu TP Tam Kỳ 200.000. Cty CP giao thong Công chính TP Tam Kỳ 500.000. Chị Linh Anh TP Tam Kỳ 200.000. Doanh nghiệp Hồ Bơi TX Điện Bàn 200.000. Qũy tín dụng nhân dân Điện Dương 300.000. Doanh nghiệp Công Ý tx Điện Bàn 200.000. Cty TNHH BĐS An Vinh TX Điện Bàn 5.000.000. Sở Tài chính Quảng Nam 500.000. Nguyễn Thị Kim Anh tp Hội An 200.000. Cơ sở XS Đá Thanh Bình TP Hội An 200.000. HTX Công nghiệp huyện Đại Lộc 200.000. Anh Doãng Bing huyện Nam Giang 100.000. Ban quản lý chợ Thạch Mỹ huyện Nma Giang 200.000. Trung tâm bồi dưỡng chĩnh trị huyện Nam Giang 200.000. Ban quản lý đất và đô thị huyện Nma Giang 300.000 CN Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nam Giang 200.000. Phòng tư pháp huyện Nam Giang 200.000. UBND xã Tà Bhing huyện Nam Giang 200.000. DN Mai Phương TP Đà Nẵng 200.000. VP Công chứng Điện Ngọc TX Điện Bàn 200.000. Chị Nguyễn Thị Hồng TX Điện Bàn 100.000. HTX DV Nông nghiệp huyện Duy Xuyên 200.000. Sở Thông tin và Truyền thông Qnam 500.000. UBND xã Bình Dương huyện Thăng Bình 200.000. HTX Duy Phước huyện Duy Xuyên 200.000. Cty TNHH MTV Bon Bon TP Tam Kỳ 200.000. Trung tâm anh ngữ SEA tp Tam Kỳ 200.000. Cty CP Tư vấn kiểm định Miền trung TP Tam Kỳ 100.000. Cty TNHH Minh Tâm TP Tam Kỳ 200.000. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức TX Điện Bàn 1.000.000. Ban quản lý quần thể tượng đài mẹ VN Anh Hùng TP Tam Kỳ 300.000. Cửa hàng Phước Thanh TP Tam Kỳ 200.000. HTX Nông nghiệp Bình Đào huyện T.Bình 200.000. Bệnh viện mắt Quảng Nam 300.000. BQLDA Đầu tư XD các công trình NN và PTNT TP Tam Kỳ 500.000. Cửa hàng vải Thùy Trang TP Tam Kỳ 200.000. Sở Kế hoạch và Đầu tư Qnam 500.000. Cty CP Kỹ nghệ khoáng sản Quảng nam 3.000.000. Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam 1.000.000. Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam 1.000.000. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Qnam 500.000. Cửa hàng mỹ phẩm Hùng Vương TP Tam Kỳ 100.000. Chị Hà TP Tam Kỳ 100.000. Bảo hiểm xã hội huyện Nam Giang 200.000. UBND huyện Đông Giang 1.000.000. Vật liệu XD Cô Mỹ huyện Phú Ninh 200.000. Phòng lao động TB thị xã Điện Bàn 500.000. Cơ sở nước đá Thanh Hùng 100.000. Thị ủy TX Điện Bàn 500.000. Tạp hóa Hùng Hiền TX Điện Bàn 100.000. Cá nhân anh Chương thị xã Điện Bàn 100.000. Ngân hàng Nông nghiệp tx Điện Bàn 300.000. V/c chị Tiếp TX Điện Bàn 500.000. Quán nhậu Ngọc Viu TP Đà Nẵng 100.000. Tạp hóa Thanh Thanh TP Đà Nẵng 100.000. Hiệu vàng Nghĩa Tín 2 TP Đà Nẵng 100.000. Hiệu vàng Kim Nguyên TP Đà Nẵng 100.000. Cá nhân anh Cường TP Đà Nẵng 100.000. Cơ sở thu mua phế liệu Chị Dung TP Đà Nẵng 100.000. Tạp hóa chị Nga huyện Núi Thành 100.000. Cơ sở cửa sắt Thanh Hùng huyện Núi Thành 100.000. Cô Mỹ Dung huyện Phú Ninh 200.000. Cơ sở nước đóng chai Mai Anh tp Đà Nẵng 100.000. Hiệu vải Cô Hà TP Đà Nẵng 100.000. Hiệu vàng Nghĩa Tín 1 TP Đà Nẵng 100.000. Công ty Long Phụng TP Đà Nẵng 100.000. Dịch vụ tang lễ Cô Bé TP Đà Nẵng 100.000. Phòng Lao động TBXH quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 200.000.



Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Chuyện về người triệu phú “tật nguyền”

Người đăng: QT Hệ thống Ngày đăng: 10/05/2019 Lượt xem:: 605

Nhìn anh Chu Đình Kế, 41 tuổi, thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên dùng cánh tay bị teo quắp lại nâng phần thân dưới di chuyển thoăn thoắt qua các bậc thềm từ nhà xuống sân, chúng tôi thầm khâm phục nghị lực phi thường của người đàn ông bị tật nguyền. Càng thêm cảm phục hơn khi biết, dù cơ thể bị dị tật bởi chất độc da cam, anh vẫn vượt qua bao khó khăn, mặc cảm, vươn lên trở thành triệu phú, mà mọi người vẫn thường gọi vui là triệu phú “Kế gà”.

Một tuổi thơ “sứt sẹo”…

Về xã Đồng Than, hỏi thăm nhà triệu phú “Kế gà”, tôi được người dân nơi đây nhiệt tình hướng dẫn. Một người đàn ông tên Dụy nhanh miệng cho biết: “Hỏi triệu phú “Kế gà” ở vùng này ai chả biết! Anh ấy tuy bị dị tật nhưng hiền và tốt bụng lắm. Nhà anh ấy ở làng dưới, cách đây hơn 2km, để tôi đưa anh đi cho đỡ mất công hỏi thăm”. Thế là tôi theo người đàn ông tốt bụng đến nhà anh Kế. Ngay từ đầu ngõ, đã nghe thấy những âm thanh hỗn hợp từ các chuồng gà. Trong nhà, tôi thấy có khoảng 3-4 người đang rôm rả trò chuyện. Anh Kế ngồi giữa, thấp hẳn xuống so với mọi người, đang vui vẻ tiếp khách. Rót xong chén nước mời tôi, anh Kế bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện “kỳ diệu” về cuộc đời mình.

… “Mình bị tật nguyền từ nhỏ, do bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố. Ông trước đây tham gia chiến đấu tại nhiều chiến trường phía Nam, hiện vẫn đang được hưởng trợ cấp do bị nhiễm chất độc da cam”. Rồi anh Kế kể tiếp câu chuyện bằng giọng trầm buồn: Khi mới lọt lòng, mình đã bị dị tật bẩm sinh, chân tay co quắp và dần dần teo liệt. Nhà mình nghèo lắm, nên bố mẹ đã phải cậy nhờ họ hàng, làng xóm giúp đỡ, nhưng vẫn đành bất lực trước căn bệnh quái ác. Tuổi thơ của mình gắn liền với những lần ngã lăn lóc, thân thể rớm máu, đầy sứt sẹo”.

image002
Anh Kế kiểm tra, phòng bệnh cho gà nuôi thịt.

Ngồi bên giường, bà Lê Thị Lý (74 tuổi), mẹ anh Kế quay sang góp chuyện: “Từ bé, Kế đã có nghị lực hơn người. Nhìn thấy bạn bè cùng trang lứa tung tăng cắp sách tới trường, cu cậu cũng đòi đi học bằng được. Bố mẹ suy nghĩ, đến người lành đi học còn đã khó, con mình đi chẳng vững, đi học làm sao? Vậy nhưng khuyên bảo thế nào cũng không được”.

Nghe mẹ kể về mình lúc tuổi thơ, anh Kế nhìn tôi cười: “Quyết tâm là vậy, nhưng cũng chỉ được gần một năm học mẫu giáo thôi anh ạ. Có mấy cậu bạn cùng xóm quý mến vẫn hay qua nhà cõng mình đi học. Nhưng sau đó, không chịu nổi vất vả, bạn bè cũng đành… bỏ cuộc”.

Không được cắp sách tới trường, phải chịu thua thiệt so với bè bạn, nhưng cậu bé Kế quyết sống tự lập, không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Tất cả những việc sinh hoạt cá nhân Kế đều cố gắng tự làm lấy. Dù ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng dần dần, ngoài tự chủ được các sinh hoạt của bản thân, cậu bé Kế còn tham gia giúp gia đình được những công việc vặt như quét nhà, quét sân, cho gà, vịt ăn. Lớn lên một chút, anh bắt đầu xem bố, anh trai làm mộc rồi học làm theo. Rồi cuộc đời của anh bắt đầu rẽ sang một trang mới, nhiều thăng trầm nhưng cũng ngập tràn hạnh phúc, khi anh gặp được người bạn đời của mình.

Người triệu phú tốt bụng, thật thà!

Khi trò chuyện với tôi, anh Kế vẫn không dám tin rằng, với cơ thể dị tật như thế, anh lại lấy được vợ và giờ đã làm bố của 3 đứa con (2 gái, 1 trai) khỏe mạnh, lành lặn và đứa nào cũng chăm ngoan, học giỏi. Quả thật, hạnh phúc đến với chàng trai tật nguyền Chu Đình Kế “đẹp như mơ” khi cô gái xã bên tên là Trương Thị Bích, do cảm phục nghị lực, bản lĩnh của chàng thanh niên tật nguyền đã đem lòng yêu thương và đồng ý cùng anh nên duyên chồng vợ. Năm 1999, đám cưới của họ diễn ra giản dị, nhưng được coi là sự kiện “kỳ diệu” của vùng, khiến bao người ngưỡng mộ. Có vợ, anh Kế bắt đầu tính toán làm ăn lớn hơn, quyết tâm làm giàu để không phụ sự tin tưởng, yêu thương của vợ. Nhận thấy công việc làm mộc vất vả, anh quyết định vay vốn của gia đình để chăn nuôi lợn thịt. Sau đó, giá thịt lợn giảm, chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh dịch lại cao, nên anh chuyển sang nuôi gà, phù hợp với sức mình hơn. Ban đầu, anh chỉ nuôi thử nghiệm vài chục gà mái ta. Sau khi đã rút được kinh nghiệm, anh bắt đầu nâng dần số lượng gà nuôi. Không muốn để vợ phải vất vả, tất cả việc chăn nuôi anh đều đảm nhiệm, chị Bích chỉ phụ trách việc đồng áng, chăm sóc con cái, duy trì sinh hoạt của gia đình.
Có được chút tiền lãi, anh tiếp tục mở rộng mối quan hệ, đi tham quan các mô hình chăn nuôi lớn để học làm trang trại. Không tự mình đi lại được, anh Kế nhờ người thân, bạn bè chở đi. Nhiều người nhận thấy nghị lực của anh nên cảm phục, nhiệt tình giúp đỡ. Quá trình tìm hiểu, anh nhận thấy giống gà Đông Tảo, gà Hồ dễ nuôi, giá trị kinh tế lại cao. Sau khi tính toán, anh quyết định nuôi thử giống gà này rồi mở thêm các gian chuồng nuôi theo kiểu trang trại, từ gà mái đến gà con, gà thịt. Ngoài kinh nghiệm học hỏi từ các hộ dân, anh tích cực sưu tầm sách báo, tài liệu, xem các chương trình giới thiệu, hướng dẫn trên truyền hình để nâng cao kiến thức. Gần đây, nhận thấy nhu cầu chăn nuôi gà của bà con trong khu vực ngày càng cao, có người phải mang đi ấp trứng thuê cách nhà rất xa, đi lại vất vả, anh quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng lò ấp trứng và mở đại lý bán cám, vừa phục vụ bà con, vừa tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Lúc mới xây lò ấp, anh phải thuê thợ kỹ thuật về để vận hành, nhưng sau một thời gian “học lỏm”, anh đã tự làm chủ kỹ thuật. Lò của anh hiện nay phục vụ nhu cầu thường xuyên của hơn chục hộ gia đình trong thôn và cả các thôn bên cạnh. Do có uy tín nên mặc dù trong địa bàn có trên chục hộ mở lò ấp nhưng nhà anh lúc nào cũng đông khách. Từ chỗ chỉ có vài chục con gà, đến nay, trang trại của anh Kế nuôi hàng nghìn con gà thịt, cho thu nhập từ gần 500 triệu đồng/năm. Chưa kể, mỗi tháng, anh còn thu thêm hàng chục triệu đồng từ tiền ấp gà thuê và bán thức ăn gia cầm…

image003
Tư vấn kinh nghiệm chăm sóc, phòng bệnh cho gà với khách hàng qua điện thoại.

Đang nói chuyện với tôi, thì điện thoại đổ chuông, anh Kế xin lỗi khách, anh vừa dùng cánh tay cong queo, lúc lắc quặp điện thoại áp vào tai nghe, rồi tay kia quài chiếc bút, ghi nắn nót các số liệu vào cuốn sổ đã cũ. Thấy tôi nhìn với ánh mắt ngạc nhiên, anh cười giảng giải: “Hồi bé, có cậu bạn thân thương mình không được đi học nên cứ tranh thủ giờ đi chăn trâu là hướng dẫn mình tập viết, tập đọc. Nhờ “học lỏm” mà bây giờ mình đọc thông, viết thạo, làm phép tính trong phạm vi hàng triệu!”. Tôi cũng biết thêm, nhờ “học lỏm” mà hiện nay, anh đã tự học được cách phòng bệnh, chữa các bệnh thường gặp cho gia súc, gia cầm. Nhiều trường hợp gà bị bệnh lạ, người dân quanh khu vực đều phải đến nhờ anh “trợ giúp” hoặc tư vấn qua điện thoại.

Trò chuyện với anh một lúc mà câu chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi có khách đến. Có những nông dân từ Hải Dương, Hà Tây… nghe lời đồn về anh nên tìm đến. Mỗi lần khách đến, anh lại chuồi người xuống đất, thoăn thoắt di chuyển tấm thân ngắn cũn ra khu chuồng nuôi. Với bất cứ người khách nào, anh cũng nở nụ cười thân thiện chào đón, tận tình giảng giải, hướng dẫn. Chào khách về rồi, anh Kế tiết lộ thêm: “Nếu việc chăn nuôi thuận lợi, sắp tới mình sẽ thuê đất, mở thêm 1 hoặc 2 lò ấp nữa. Nhu cầu chăn nuôi gà của bà con trên địa bàn vẫn còn rất nhiều, mình mở rộng chăn nuôi, ấp trứng cũng là để giúp đỡ bà con làm giàu..”. Vừa nói đến đó thì ngoài cổng có tiếng khách gọi. Anh Chu Đình Thiên, người cùng làng, là khách quen của anh Kế lại gần tôi “khoe”: “Trước đây khi mới chập chững chăn nuôi, tôi bị thất bại mấy lần, tưởng sạt nghiệp. Nhờ anh Kế giúp đỡ, tận tình hướng dẫn, giờ trang trại nhà tôi nuôi tới 2 nghìn con gà, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nhiều gia đình trước đây chủ yếu chăn nuôi thủ công, nhờ học hỏi mô hình của anh, đều chuyển sang chăn nuôi gà theo quy mô trang trại, số hộ có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm lên tới vài chục hộ. Những người mang ơn anh Kế ở khu vực này nhiều lắm”. Tôi đưa mắt nhìn sang anh Kế, bắt gặp anh đang đưa cánh tay ngắn cũn lên gãi gãi đầu, gương mặt hiền lành, chất phác hơi ửng đỏ, có lẽ anh ngượng khi được khen.

Chia tay triệu phú tật nguyền mà lòng tôi trào dâng niềm cảm phục. Trên đường trở ra, trong tôi vẫn văng vẳng câu nói của anh lúc chia tay: “Điều đáng sợ nhất của con người là bị “tật nguyền” về ý chí, nghị lực, tâm hồn. Chỉ cần có ý chí, niềm tin và động cơ trong sáng, dù bị thiệt thòi, khiếm khuyết về thân xác, người ta vẫn có thể sống có ích, làm đẹp cho mình, cho đời”…

Tác giả: VĂN CHIỂN

[Trở về]

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập

000042933

Năm này: 21317
Đang online: 6
Tổng số lượt truy cập: 42933