Windows and Office

Nhân dịp đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, với phương châm: mang “Tết yêu thương, Xuân nhân ái” đến mọi nhà, trong dịp Tết Ất tỵ 2025 Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin; Trung tâm Bảo trợ nạn nhân da cam và Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Nam đã nhận được sự giúp đỡ của quí Cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp, các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh hỗ trợ giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh... Thường trực Hội, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân da cam và Trẻ em khuyết tật tỉnh xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của quí Cơ quan, Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà hảo tâm và các cá nhân... đã hết lòng giúp đỡ nạn nhân da cam và trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng tại trung tâm...


Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Nỗ lực vượt khó của gia đình có 4 nạn nhân chất độc da cam

Người đăng: QT Hệ thống Ngày đăng: 10/05/2019 Lượt xem:: 728

Năm 1973, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bà Nguyễn Thị Chây (1955) đã tình nguyện tham gia thanh niên xung phong tại chiến trường Quảng Trị. Từ năm 1974 đến 1976, bà làm dân công hỏa tuyến, phục vụ cho chiến dịch mở đường 9 Nam Lào. Sau 4 năm bà về quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và xây dựng gia đình với ông Hoàng Quốc Nhỏ.

image005
Vợ chồng bà Chây khai thác cao su

Cuộc sống gia đình những tưởng hạnh phúc hơn khi bà sinh được con gái đầu Nguyễn Thị Nhãn (1977). Nhưng niềm vui ngắn ngủi, 7 ngày sau khi sinh ra, Nhãn mới mở mắt được chút ít, rồi lại nhắm nghiền. Quanh hai hốc mắt bị lấp đầy cườm trắng. Vợ chồng bà ôm con đi khám thì được biết Nhãn bị mù cả hai mắt. Những năm sau đó, ông bà tiếp tục sinh thêm với mong muốn có được những đứa con khỏe mạnh, lành lặn. Trong số 5 người con của ông bà, may mắn có Hoàng Thị Đào (1979) và Hoàng Quốc Dũng (1982) khỏe mạnh. Theo kết quả giám định sức khỏe của bệnh viện thì 3 người còn lại bị nhiễm chất độc da cam không có khả năng lao động.

Bà Chây tâm sự: Nỗi đau quá lớn. Bản thân bà là nạn nhân bị nhiễm độc trực tiếp đã suy giảm 62% sức khỏe, bị viêm tai, viêm dạ dày, teo cơ denta, thường xuyên bệnh khi trái gió, trở trời. Nhưng tất cả vì các con, ông bà động viên nhau làm kinh tế. Từ khi vào thôn 3, xã Đức Liễu (Bù Đăng) lập nghiệp năm 1984, ông bà vừa làm công nhân cạo mủ cao su, vừa khai hoang trồng trọt, nhờ vậy kinh tế dần ổn định. Năm 2000, thu nhập từ chăn nuôi và tiền phụ cấp nghỉ việc, cộng với vốn liếng tích cóp trong nhiều năm, ông bà đã xây được nhà khang trang. 2 ha cao su cho thu hoạch mỗi năm từ 60 đến 70 triệu đồng.

3 người con bị khiếm thị lần lượt được UBND huyện Bù Đăng gửi vào Hội người mù tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Các em được học chữ nổi, được làm việc phù hợp với sức khỏe, có thu nhập và tham gia các hoạt động xã hội. Tháng 7 vừa qua, con gái út Nguyễn Thị Hồng đã phát huy năng khiếu thể thao, được Hội Người khiếm thị thành phố Hồ Chí Minh chọn tham gia hội thao người khuyết tật toàn quốc tại Hà Nội và giành huy chương vàng môn chạy 100m, huy chương bạc môn nhảy cao và huy chương đồng môn nhảy tam cấp. Hồng đang học lớp 11 và ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo để dạy những người thiếu may mắn như em.

Ông Nguyễn Giang Lưu, Phó chủ tịch UBND xã Đức Liễu cho biết: Toàn xã có 11 đối tượng ở 7 gia đình bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; 5 đối tượng bị nhiễm độc trực tiếp tại chiến trường; còn lại là con, cháu của họ bị ảnh hưởng gián tiếp. Riêng gia đình bà Chây có 4 nạn nhân (1 trực tiếp và 3 gián tiếp), là một trong hai gia đình ở huyện Bù Đăng có 4 nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc đặc biệt nguy hiểm này. Mặc dù hàng tháng được hưởng trợ cấp của Nhà nước, nhưng vợ chồng bà Chây vẫn tích cực lao động sản xuất, tham gia hội cựu chiến binh, hội phụ nữ kháng chiến. Sự nỗ lực vượt khó của gia đình bà Chây là một điển hình của ý chí và nghị lực vươn lên.

Tác giả: Quang Minh

[Trở về]

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập

0000324902

Năm này: 29529
Đang online: 3
Tổng số lượt truy cập: 324902