Nhân kỷ niệm 58 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2019). Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh Quảng Nam có Thư kêu gọi các Cơ quan, Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. Đến ngày 13/6/2019 có các đơn vị sau đây ủng hộ: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam 1.000.000; UBND quận Hải Châu TP Đà Nẵng 1.000.000; UBND quận  Sơn Trà TP Đà Nẵng 5.000.000; Công ty TNHH MTV Sodo Vinaco 5.000.000; UBND quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 5.000.000; Công ty CCI 20.000.000; Trường mầm non Ngân Hà 2.000.000; Công ty TNHH Gas Petrolimex  30.000.000; Phòng LĐTBXH Thị Xã Điện Bàn 500.000; Thị ủy thị xã Điện Bàn 500.000; Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Điện Bàn 300.000; V/c Chú Phan Văn Tiếp 500.000; Bưu điện tỉnh Quảng Nam 5000.000; UBMTTQVN Tỉnh Quảng Nam 18.000.000; Hội Khuyến Học tỉnh Quảng Nam 9000.000; Đoàn Phật tử Tu tại Tâm linh chính Đạo Quận Hà Đông, TP Hà Nội 10.000.000 và 60 xuất quà (mỗi xuất 600.000 đồng), Cty CP giao thông Công Chính 500.000; Cty TNHH Hồ Bơi Điện Dương 200.000; Qũy Tín dụng nhân dân Điện Dương 300.000; Doanh Nghiệp Công Ý 200.000; Cty TNHH Bất động sản An Vinh 5.000.000; Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam 500.000; HTX Công Nghiệp, tiểu thu Công nghiệp Đại Hiệp 200.000; Cty CP Kỷ nghệ khoáng sản Quảng Nam 3.000.000; Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam 1.000.000; Doanh nghiệp Thanh Châu 200.000; Liên Đoàn lao động tỉnh Quảng Nam 5.000.000, Công ty quản lý và xây dựng Qnam, Đà Nẵng  3.000.000. Công ty Pisico Quảng Nam 5.000.000 .Viễn Thông quảng Nam 5.000.000. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam 1.000.000. Cục hải quan tỉnh Quảng Nam 500.000. Hạt kiểm lâm Đông Tây Giang 200.000. Ngân hàng chính sách tỉnh Quảng Nam 3.000.000. Công an tỉnh Quảng Nam 2.000.000. Phòng LĐTB và XH TP Tam Kỳ 10.000.000. Ngân hàng Agribank Quảng Nam 5.000.000. Hội Phụ nữ tỉnh 1.000.000. Chi nhánh xăng dầu Quảng Nam 5.000.000. Doanh nghiệp Thanh Châu TP Tam Kỳ 200.000. Cty CP giao thong Công chính TP Tam Kỳ 500.000. Chị Linh Anh TP Tam Kỳ 200.000. Doanh nghiệp Hồ Bơi TX Điện Bàn 200.000. Qũy tín dụng nhân dân Điện Dương 300.000. Doanh nghiệp Công Ý tx Điện Bàn 200.000. Cty TNHH BĐS An Vinh TX Điện Bàn 5.000.000. Sở Tài chính Quảng Nam 500.000. Nguyễn Thị Kim Anh tp Hội An 200.000. Cơ sở XS Đá Thanh Bình TP Hội An 200.000. HTX Công nghiệp huyện Đại Lộc 200.000. Anh Doãng Bing huyện Nam Giang 100.000. Ban quản lý chợ Thạch Mỹ huyện Nma Giang 200.000. Trung tâm bồi dưỡng chĩnh trị huyện Nam Giang 200.000. Ban quản lý đất và đô thị huyện Nma Giang 300.000 CN Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nam Giang 200.000. Phòng tư pháp huyện Nam Giang 200.000. UBND xã Tà Bhing huyện Nam Giang 200.000. DN Mai Phương TP Đà Nẵng 200.000. VP Công chứng Điện Ngọc TX Điện Bàn 200.000. Chị Nguyễn Thị Hồng TX Điện Bàn 100.000. HTX DV Nông nghiệp huyện Duy Xuyên 200.000. Sở Thông tin và Truyền thông Qnam 500.000. UBND xã Bình Dương huyện Thăng Bình 200.000. HTX Duy Phước huyện Duy Xuyên 200.000. Cty TNHH MTV Bon Bon TP Tam Kỳ 200.000. Trung tâm anh ngữ SEA tp Tam Kỳ 200.000. Cty CP Tư vấn kiểm định Miền trung TP Tam Kỳ 100.000. Cty TNHH Minh Tâm TP Tam Kỳ 200.000. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức TX Điện Bàn 1.000.000. Ban quản lý quần thể tượng đài mẹ VN Anh Hùng TP Tam Kỳ 300.000. Cửa hàng Phước Thanh TP Tam Kỳ 200.000. HTX Nông nghiệp Bình Đào huyện T.Bình 200.000. Bệnh viện mắt Quảng Nam 300.000. BQLDA Đầu tư XD các công trình NN và PTNT TP Tam Kỳ 500.000. Cửa hàng vải Thùy Trang TP Tam Kỳ 200.000. Sở Kế hoạch và Đầu tư Qnam 500.000. Cty CP Kỹ nghệ khoáng sản Quảng nam 3.000.000. Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam 1.000.000. Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam 1.000.000. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Qnam 500.000. Cửa hàng mỹ phẩm Hùng Vương TP Tam Kỳ 100.000. Chị Hà TP Tam Kỳ 100.000. Bảo hiểm xã hội huyện Nam Giang 200.000. UBND huyện Đông Giang 1.000.000. Vật liệu XD Cô Mỹ huyện Phú Ninh 200.000. Phòng lao động TB thị xã Điện Bàn 500.000. Cơ sở nước đá Thanh Hùng 100.000. Thị ủy TX Điện Bàn 500.000. Tạp hóa Hùng Hiền TX Điện Bàn 100.000. Cá nhân anh Chương thị xã Điện Bàn 100.000. Ngân hàng Nông nghiệp tx Điện Bàn 300.000. V/c chị Tiếp TX Điện Bàn 500.000. Quán nhậu Ngọc Viu TP Đà Nẵng 100.000. Tạp hóa Thanh Thanh TP Đà Nẵng 100.000. Hiệu vàng Nghĩa Tín 2 TP Đà Nẵng 100.000. Hiệu vàng Kim Nguyên TP Đà Nẵng 100.000. Cá nhân anh Cường TP Đà Nẵng 100.000. Cơ sở thu mua phế liệu Chị Dung TP Đà Nẵng 100.000. Tạp hóa chị Nga huyện Núi Thành 100.000. Cơ sở cửa sắt Thanh Hùng huyện Núi Thành 100.000. Cô Mỹ Dung huyện Phú Ninh 200.000. Cơ sở nước đóng chai Mai Anh tp Đà Nẵng 100.000. Hiệu vải Cô Hà TP Đà Nẵng 100.000. Hiệu vàng Nghĩa Tín 1 TP Đà Nẵng 100.000. Công ty Long Phụng TP Đà Nẵng 100.000. Dịch vụ tang lễ Cô Bé TP Đà Nẵng 100.000. Phòng Lao động TBXH quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng 200.000.



Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Thiếu tiêu chí, khó làm chính sách

Người đăng: QT Hệ thống Ngày đăng: 10/05/2019 Lượt xem:: 475

Việc giải quyết, khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến nay.

Trước và sau năm 1975, những người dân bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin, bị dị dạng, dị tật đặc biệt nặng được giải quyết chế độ bảo trợ xã hội. Riêng người hoạt động kháng chiến chịu ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin bị thương, bị bệnh được giải quyết cùng chế độ thương binh, bệnh binh.

Tuy nhiên, theo T.Ư Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cả nước hiện vẫn còn khoảng 4,8 triệu người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, nhưng mới có khoảng 23.000 nạn nhân được hưởng chế độ, chính sách. Số lượng hồ sơ tồn đọng còn khá lớn, đời sống nhiều nạn nhân còn khó khăn, nhất là những gia đình có nhiều người bị nhiễm chất độc da cam.

Nhiều nạn nhân nằm ngoài diện thụ hưởng chính sách như cháu của người hoạt động kháng chiến, những người hoạt động sau 30/4/1975 tại các khu vực đang còn tồn lượng chất độc hóa học cao.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách có nơi chưa chặt chẽ, ở một số địa phương để xảy ra sai sót, tiêu cực… trong quá trình thực hiện chế độ. Một trong những hạn chế của chính sách là chưa phân định rõ người bị nhiễm chất độc hóa học có biểu hiện bệnh, tật gì và con đẻ của họ dị dạng, dị tật như thế nào. Chính vì vậy, quy định về diện hưởng chế độ chỉ ghi nhận chung chung “mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hóa học, không còn khả năng lao động” hoặc “bị dị dạng, dị tật, không có khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt”. Quy định chung chung, thiếu tính cụ thể áp dụng cho các trường hợp cụ thể chính là sự mâu thuẫn.

Mặt khác, quy định “bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hóa học, bị suy giảm khả năng lao động” có thể hiểu và vận dụng theo nhiều cách khác nhau. Bệnh gì, mức độ, tình trạng của bệnh tật ra sao không có tiêu chí phân định rõ cho nên khi áp dụng, mỗi địa phương hiểu khác nhau, làm khác nhau, cách giải quyết chế độ cũng khác nhau.

Cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị cùng toàn xã hội. Riêng với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, phải hoàn thiện chính sách, đặc biệt là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Đầu tiên phải xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin trên cơ sở xác lập danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan. Hoàn thiện chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như chế độ trợ cấp đối với bệnh binh, đồng thời rà soát các văn bản đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung vướng mắc tồn tại. Bộ Quốc phòng thúc đẩy tiến độ giải mã phiên hiệu các đơn vị quân đội trong thời gian ngắn nhất. Giải mã đến đâu, công bố đến đó, hướng dẫn đơn vị, cơ quan chức năng tiếp nhận giấy tờ liên quan đến quyết định phục viên, xuất ngũ của đối tượng để có yêu cầu giải mã phiên hiệu.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế sớm hướng dẫn xác định tiêu chí dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến. Hướng dẫn các bệnh viện trong việc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến chất độc hóa học. Chính sách với nạn nhân chất độc da cam/dioxin chỉ sát thực tiễn khi nó dựa trên những căn cứ khoa học, sát thực, cụ thể; dựa trên nỗ lực phối hợp liên ngành; kết quả nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và trước hết, trực tiếp nhất từ ngành chủ quản là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội với tư cách là cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách.

Trong quá trình làm chính sách đó, T.Ư Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin có tiếng nói tham vấn rất quan trọng.\

Tác giả: Trịnh Sơn

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập

000034895

Năm này: 2784
Đang online: 4
Tổng số lượt truy cập: 34895